Giới thiệu về phòng ban trong công ty Nguyệt Ánh
Sau đây là các chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty Nguyệt Ánh
Tổng Giám đốc
- Tổng giám đốc là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp
Quyết định hoạt động kinh doanh
Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,…
Hơn nữa, họ còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả tài chính và chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp
Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc trong công tác điều hành công ty và có nhiệm vụ thực hiện công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao hoặc uỷ quyền điều hành công ty trong một thời gian nhất định và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công tác được giao
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc cùng chịu trách nhiệm trước cấp trên về lãnh vực được phân công phụ trách
Các phòng ban chức năng
Phòng Tổ chức- Hành chính
Công tác tổ chức, lao động tiền lương:
Tham mưu giúp Tổng giám đốc công ty về công tác nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bố trí điều động, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV trong Công ty. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng,…
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc việc sắp xếp bộ máy của Công ty, tổ chức thực hiện phân cấp quản lý cán bộ trong bộ máy điều hành của Công ty, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phòng ban trong công ty
Công tác hành chính, phục vụ
Lưu trữ, phát hành các loại tài liệu, công văn đi và đến, quản lý, sử dụng con dấu đảm bảo đúng nguyên tắc bảo mật của Nhà nước quy định
Quản lý hệ thống thông tin, liên lạc, điện nước sinh hoạt của công ty
Quản lý dụng cụ hành chính, thiết bị máy văn phòng và có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng theo định kỳ
Đề xuất kế hoạch mua sắm dụng cụ hành chính mới trình ban Tổng giám đốc phê duyệt
Quản lý xe con, xe máy và theo dõi nhật trình xe
Đón tiếp và hướng dẫn khách đến công ty liên hệ công tác
Trang trí phục vụ các lễ hội, thi đua tuyên truyền,…
Soạn thảo các văn bản hành chính, in ấn các tài liệu chuẩn xác kịp thời, đảm bảo tính bảo mật
Phòng Kinh tế- Kỹ thuật
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,
- quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, TKKT, BVTC, hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, hồ sơ quyết toán tất cả các hạng mục công trình công ty quản lý; Cử cán bộ lưu trữ hồ sơ, mở sổ và theo dõi từng bộ hồ sơ kỹ thuật, kế hoạch do phòng quản lý.
- Theo dõi, giám sát kỹ thuật thi công kể cả khối lượng và chất lượng các hạng mục công trình.
- Chủ trì tổ chức, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán các hạng mục công trình, các gói thầu.
- Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ thiết bị nhà máy theo quy định.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ hàng tháng, quý, năm;
- Lập dự toán các gói thầu hạng mục công trình và tổng dự toán theo chế độ hiện hành của nhà nước, của địa phương làm cơ sở trình duyệt cấp trên.
- Thương thảo các hợp đồng kinh tế và quản lý các hợp đồng kinh tế;
- Kết hợp các phòng có liên quan làm các thủ tục thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế và thanh lý các hợp đồng kinh tế khi kết thúc công trình
- Lập báo cáo thực hiện kế hoạch định kỳ tháng, quý, năm, theo quy định của pháp lệnh thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
- Lập các hồ sơ thủ tục đấu thầu, mở thầu và tham gia hội đồng xét thầu các hạng mục công trình, các gói thầu mua bán vật tư, thiết bị,… theo trình tự quy định hiện hành.
- Kết hợp với các phòng ban và nhà máy tổ chức mua sắm, tiếp nhận, quản lý và cấp phát thiết bị, vật tư công trình
Phòng Tài chính – Kế toán Chức năng
- Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Tổng giám đốc tổ chức quản lý về công tác tài chính, kế toán theo sự phân cấp của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng cũng là Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng Luật kế toán; các Nghị định, Thông tư và các chuẩn mực kế toán đã ban hành.
- Tổng hợp, lập báo cáo kế toán thống kê định kỳ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của chuyên ngành;
- Ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Theo dõi công nợ của Công ty, các khoản phải thu, phải trả. Phản ánh kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác;
- Kiểm tra các chứng từ, hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế … đúng và hợp lệ trước khi trình Tổng giám đốc duyệt;
- Tham gia khảo giá, đánh giá, đấu thầu, kiểm tra các hợp đồng ký kết với khách hàng, quản lý việc thực hiện các hợp đồng kinh tế;
- Quản lý tài sản cố định;
- Công khai tài chính hàng năm;
- Tham gia nghiệm thu các loại vật tư, thiết bị, công trình xây dựng, các hợp đồng kinh tế;
- Chủ trì công tác quản lý tài chính và kiểm kê hàng năm;
- Phối hợp với các đơn vị trong công ty giải quyết các công việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
- Lưu trữ Sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng Luật định.
Phòng vật tư
được biết đến là bộ phận chuyên phụ trách việc quản lý vật tư trong doanh nghiệp. Bộ phận này có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát số lượng cũng như chất lượng của vật tư.
Chức năng của phòng vật tư
Phòng vật tư của doanh nghiệp có chức năng tham mưu, phân tích, tổng hợp, đưa ra đề xuất kiến nghị phù hợp với công tác quản lý vật tư. Bộ phận này cũng có chức năng tổ chức việc thực hiện công tác quản lý vật tư trong doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh là một trong những bộ phận quan trọng, không thể thiếu của bất kỳ công ty nào. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Vai trò của phòng kinh doanh
Trong các công ty, phòng kinh doanh giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng bằng cách áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời giữ vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty như phòng hành chính, phòng kế toán, phòng tài chính… để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, giúp công ty tăng trưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh.
Vai trò của phòng thiết kế
Phòng thiết kế có vai trò giám sát các dự án thiết kế và sáng tạo khác nhau của công ty. Các thành viên thuộc phòng thiết kế phối hợp công việc với nhau để hình ảnh hóa các đối tượng trước khi đưa vào sản xuất hay thi công. Bằng các kỹ năng của mình, phòng thiết kế sẽ triển khai các ý tưởng thành những hình ảnh trực quan và sinh động nhất giúp người xem đưa ra quyết định sau cùng một cách dễ dàng. Nhờ có các thiết kế chi tiết như vậy mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được hiệu quả của các dự án.
Chức năng của phòng thiết kế
Chức năng chính của phòng thiết kế là tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến công tác thiết kế. Bên cạnh đó, phòng thiết kế còn là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thiết kế trong các doanh nghiệp.
Ngoài ra có các xưởng nội thất, cơ khí, quảng cáo